Câu hỏi thường gặp về học lái xe ô tô

Học lái xe ô tô không đơn giản là việc đi học, việc học lái xe ô tô đặc biệt quan trọng. Bởi cũng như học đi xe đạp, xe máy … quá trình học và chất lượng học ảnh hưởng đến sự an toàn khi tham gia giao thông.

Hơn nữa, học viên luôn muốn tìm cho mình một khóa học lái xe ô tô phù hợp, sao cho cảm thấy thoải mái và học mang lại kết quả cao nhất. Và dưới đây là các câu hỏi thường gặp khi học viên đến với trung tâm.

Thật ra việc học lý thuyết không khó khăn như bạn vẫn hay nghĩ. Bạn nên đi học lý thuyết vì những luật cơ bản được ắp dụng trong đường bộ giao thông Việt Nam, bạn sẽ phải thực hiện trong quá trình lái xe ô tô. Chỉ cần học viên đi học đầy đủ, nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó về nhà bỏ ra 1 vài buổi làm thử đề thi, Bạn cứ làm từng để

VD : Bạn làm Đề 1 khi nào đạt được 30/30, rồi bạn chuyển qua đề số 2 làm. Rồi cứ hết 15 Bộ đề

Chúng tôi tin rằng phần lý thuyết thi sát hạch lái xe không làm khó được bạn.

Trung tâm chúng tôi vẫn luôn nỗ lực hết sức nhằm giúp học viên thi đạt có Bằng bằng chính năng lực của mình.

Nhưng nếu bạn vẫn còn lo sợ, hãy chi sẻ với nhân viên của Trung tâm và đội ngũ giáo viên, mọi người sẽ cùng hỗ trợ và giúp đỡ bạn vượt qua kì thì với kết quả tốt nhất.

Trung tâm luôn nói không với bằng giả và bao đậu.

Nếu là người khuyết tật vận động thì trong mục Cơ – xương – khớp đã quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe hạng A1 và hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) là không đủ điều kiện để lái xe hạng A1 và hạng B1.

Như vậy, nếu một người chỉ bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân, các chân và tay còn lại vẫn hoàn toàn bình thường cả về giải phẫu và chức năng thì người đó đủ điều kiện (về cơ – xương – khớp) để lái xe hạng A1 hoặc hạng B1.

Để đảm bảo chắc nhất bạn nên vào bệnh viện Tỉnh lớn nhất khu bạn sống đi khám sức khỏe học lái xe ô tô.

Thời gian từ lúc thi sát hạch đến lúc có giấy phép lái xe là 20 – 30 ngày.

Đối với phần thi lý thuyết, học viên cần trả lời đúng

Hạng B1, B2 là 26/30 câu – Hạng C, D, E là 28/30.  30 câu hỏi này nằm trong bộ 450 câu hỏi lý thuyết, học viên sẽ Được học kỹ tại trung tâm đào tạo lái xe hải vân

Đối với phần thi thực hành, bạn cần đạt 80/100 điểm trong 11 bài thi sa hình.

– Xuất phát.

– Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.

– Dừng xe, khởi hành trên dốc lên ( thường gọi là đề pa lên dốc ).

– Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc ( chữ Z ).

– Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.

– Đi xe qua  đường vòng quanh co ( chữ S ).

– Ghép xe dọc ( lùi nhà xe ).

– Dừng xe tại nơi giao với đường sắt.

– Tăng tốc tăng số.

– Ghép xe ngang – đỗ xe song song.

– Kết thúc.

Trường hợp này có thể làm hồ sơ xin cấp lại GPLX. Có thể quay lại nơi đăng ký học và thi GPLX để xin thông tin về GPLX: Số GPLX, ngày câp, …Sau đó làm hồ sơ xin cấp lại GPLX bao gồm: thông tin về GPLX, Giấy chứng nhận sức khỏe, bản sao CMND, Đơn xin cấp đổi GPLX theo mẫu.

Trong trường hợp bị mất giấy phép lái xe thì có thể làm lại hồ sơ xin cấp lại GPLX mà không phải thi sát hạch lại.

1.  Đối với người Việt Nam:

a. Phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. Có đủ độ tuổi theo quy định cho từng hạng GPLX :

+ Hạng A1: 18 tuổi.

+ Hạng B1, B2: 18 tuổi.

+ Hạng C: 21 tuổi.

b. Đủ sức khỏe theo quy định.

c. Nộp đủ thủ tục hồ sơ theo quy định.

d. Nộp lệ phí thi và cấp GPLX, học phí theo quy định cho từng hạng GPLX.

2. Đối với người nước ngoài:

Ngoài các điểm a, b, c, d ở mục 1 cần thêm điều kiện :

+ Có thời gian cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

+ Phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt.

Theo như quy định như trên thì khi tham gia giao thông, bắt buộc người điều khiển xe phải mang theo giấy phép lái xe (bằng lái). Cũng theo trên thì pháp luật không quy định về việc dùng những loại giấy tờ khác thay thế giấy phép lái xe.

Đối với người lái xe hạng B1: 

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).

Đối với người lái xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE: thì tiêu chuẩn về tim mạch sẽ khắt khe hơn hai hạng trên. Cụ thể:

– HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

– Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.
– Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

– Ghép tim.

– Sau can thiệp tái thông mạch vành.

– Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).
Theo đó thì suy tim cấp độ II trở lên là một trong các trường hợp không được lái các loại xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE.